Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

ST chênh

- Trong thực hành lâm sàng, thuật ngữ "ST chênh" thường chỉ ST chênh lên và gợi ý nhiều đến tình trạng nhồi máu cơ tim (NMCT) hơn ST chênh xuống , thường chỉ gợi ý thiếu máu cơ tim (TMCT)
- Ngoài ra tiêu chuẩn chẩn đoán NMCT sớm khi chưa có men tim là dựa vào ST chênh lên ở 2 chuyển đạo liên tiếp cùng quan sát 1 thành tim.
- Câu hỏi đặt ra là: ST chênh lên ko liên tục nhưng ở những chuyển đạo soi gương có ST chênh xuống thì có giá trị tương đương không?
- Một nghiên cứu đăng trên JACC năm 2007 tìm cách chứng minh giá trị của "ST chênh xuống" trong dự đoán nhồi máu cơ tim kết hợp với "ST chênh lên "
- Thử nghiệm trên 116 bệnh nhân đau ngực có thay đổi ST trên ecg mà đã được loại bỏ các yếu tố gây nhiễu là: tiền sử đau ngực, NMCT cũ, block nhánh, phì đại thất, W.P.W , rung nhĩ. ( tổng cộng lọc khoảng 300,000 bệnh nhân trong 7 tháng ở bệnh viện Western Infirmary Glasgow).
- Chẩn đoán nhồi máu cơ tim được kiểm chứng lại bằng tiêu chuẩn vàng là MRI tim
- Có 2 tiêu chuẩn ECG được sử dụng
+ Tiêu chuẩn 1. ST chênh lên: > 1 mm ở chuyển đạo chi, > 2mm ở chuyển đạo trước tim ở 2 chuyển đạo liên tục (tạm gọi là "kinh điển")
+ Tiêu chuẩn 2. ST chênh xuống: > 1 mm ở 2 chuyển đạo liên tục hoặc chênh xuống ở 1 chuyển đạo mà có chuyển đạo soi gương liên tục với chuyển đạo có ST chênh lên. (Tạm gọi là "tương đương ST chênh") ( ví dụ : ST chênh lên ở aVL và chênh xuống ở DIII <=> chênh lên DI)

Kết quả:
- Chỉ 50% số ca NMCT được chẩn đoán đúng nếu chỉ dựa vào tiêu chuẩn "kinh điển" , nhưng sẽ có
thêm 34% số ca được chẩn đoán nếu dựa vào "tương đương ST chênh"
- Cụ thể là có 58/116 bệnh nhân được chẩn đoán dựa vào MRI thì có 49 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn "tương đương ST chênh" trong khi chỉ có 29 bệnh nhân được chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn "kinh điển".
- Độ  nhạy tăng từ 50% lên 83% trong khi độ đặc hiệu chỉ giảm nhẹ từ 97% xuống 93%
- Độ lớn của vùng nhồi máu không thay đổi khi so sánh 2 nhóm chẩn đoán dựa vào 2 tiêu chuẩn trên.
Bàn luận:
- Có thể giải thích ST chênh xuống trong các bệnh nhân nhồi máu cơ tim là do hình ảnh soi gương của các chuyển đạo đối diện (thương là thành sau hoặc tắc LCX)
- Thuật ngữ " NMCT ST chênh lên" (ST elevation) phải chăng nên thay đổi thành "NMCT ST chênh" (ST deviation) để tăng tối đa khả năng phát hiện nhồi máu cơ tim.

Nguồn:
http://content.onlinejacc.org/article.aspx?articleid=1138466

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét